Chữa trị khi chim bồ câu nhiễm Ecoli và Salmonella

Nhiễm khuẩn Ecoli và salmonella là bệnh lý thường gặp ở chim bồ câu. Bệnh không có biểu hiện rõ rệt trên cơ thể chim cho nên rất khó phát hiện. Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng trứng  của chim sinh sản làm cho phôi trứng chết, trứng bị ung hoặc thối trong quá trình ấp. Vì vậy , nếu bà con quan sát thấy chim bồ câu phát triển bình thường nhưng ấp trứng có tỉ lệ chết phôi cao, trứng không nở mà ung thối, chưa tìm ra nguyên nhân thì rất có thể đàn chim bồ câu của bà con đã bị nhiễm khuẩn Ecoli và salmonella.  Bà con  đã biết cách chữa trị loại bệnh này hay chưa? Nếu bà con vẫn còn lo lắng chưa biết phải làm thế nào thì  hãy cùng máy ấp trứng Bảo Tín tìm hiểu cách chữa trị khi chim bồ câu bị nhiễm hai loại vi khuẩn này nhé!

Để chữa trị bệnh này, theo viện trưởng viện thú y, Phó Giáo sư tiến sĩ  Trương Văn Dung tư vấn bà con điều trị theo phác đồ sau để đạt kết quả tốt nhất:

  • Bà con mua các loại kháng sinh sau để trộn vào thức ăn cho chim ăn hoặc có thể pha vào nước sạch cho chim uống với liều lượng phù hợp: FLORFENICOL 4%, GENTAMYCIN + COLISTIN, TRIMETHOPRIM + SULFAMETHOXAZOL. Tiến hành cho bồ câu dùng thuốc 1 lần/ ngày và điều trị  liên tục trong vòng 7 ngày cho đến khi bệnh dứt điểm.
  • Sử dụng chất điện giải GLUCO-C pha vào nước cho bồ câu uống liên tục trong vòng 15 ngày.
  • Bổ sung thêm vào chế độ ăn của chim các chế phẩm khác như BCOMPLEX, MEN TIÊU HÓA, các VITAMIN nhóm A,D,E và các khoáng chất cần thiết khác liên tục trong vòng 2 tháng để cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng , giúp chim mau khỏi bệnh.

Ngoài ra bà con cũng cần lưu ý:

  • Thường xuyên theo dõi đàn chim để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời khi bệnh mới xuất hiện.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường nuôi nhốt, máng ăn, máng uống cho chim sạch sẽ. Có thể dùng các chế phẩm tiêu trùng, sát khuẩn phun định kỳ để tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong môi trường sống của chim, hạn chế bệnh có cơ hội phát triển.

  • Khi có các biểu hiện bất thường trên đàn chim không vội vàng kết luận bệnh và dùng thuốc bừa bãi mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh ,tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y để điều trị bệnh cho bồ câu hiệu quả nhất.

Với phác đồ điều trị bệnh  nhiễm khuẩn ECOLI và salmonella như trên, chúng tôi hi vọng bà con sớm điều trị thành công cho đàn bồ câu của mình. Máy ấp trứng Bảo Tín còn rất nhiều kiến thức chăn nuôi và điều trị bệnh cho chim bồ câu bổ ích trong các bài viết khác mà bà con có thể tìm hiểu thêm.

Chúng tôi là công ty  chuyên cung cấp máy ấp trứng mini chất lượng vô cùng tiên tiến và hiện đại, đem lại hiệu quả ấp trứng cao và sự hài lòng tuyệt đối cho đông đảo bà con trên cả nước. Nếu bà con muốn cải thiện việc ấp trứng thủ công phức tạp,kém hiệu quả bằng công nghệ ấp trứng đơn giản mà hiệu quả cao hãy liên hệ ngay với máy ấp trứng Bảo Tín ngay hôm nay nhé. Chúng tôi luôn mong muốn được phục vụ bà con khi cần thiết.

Tin liên quan
Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh Salmonella trên gà đẻ trứng

Thưa quý vị và bà con, hiện tượng gà đẻ ra trứng mang dị dạng là hiện tượng mà người chăn nuôi thường xuyên gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này phải kể đến như do bệnh salmonella, gà mái sau khi ốm mới hồi phục,gà giai đoạn giảm đẻ, gà mắc các bệnh mãn tính như newcastle…Trong những nguyên nhân này thì nguyên nhân phổ biến hơn cả vẫn là do bệnh salmonella. Nguyên nhân mắc bệnh salmonella: Theo một số tài liệu chúng tôi thu thập được thì bệnh salmonella (còn gọi là thương hàn ở gà trưở...

Gà mái đẻ trứng nhỏ như ngón tay và cách khắc phục

Nuôi gà đẻ trứng là một mô hình chăn nuôi khá phát triển hiện nay. Nhiều nhà nông đã vươn lên làm giàu nhờ việc chăn nuôi gà hướng trứng. Để cung cấp thêm cho bà con những kiến thức mới về chăn nuôi gà đẻ trứng , bài viết này chúng tôi xin nói về một hiện tượng xảy ra đối với gà mái đẻ trứng mà nhiều bà con vẫn  thắc mắc đó là hiện tượng gà mái đẻ trứng nhỏ như ngón tay. Nói về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng: Đây là hiện tượng thường gặp ở những con gà mái bắt đầu đẻ những lần đầu tiên. Lúc này , khả năng do bộ máy sin...

“Đập tan” bệnh Newcastle kết hợp nhiễm khuẩn kế phát ở chim bồ

Thưa bà con, nuôi chim bồ câu phát triển kinh tế đang là một hướng đi mới đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho nhà nông hiện nay. Đặc điểm chim bồ câu là dễ nuôi, phát triển nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn, diện tích nuôi tiết kiệm và chi phí nuôi ban đầu không tốn kém. Chim bồ câu lại đang rất được ưa chuộng tiêu thụ trên thị trường vì có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, có khả năng bồi bổ cơ thể ,  đặc biệt tốt cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữa mang thai. Nhưng nuôi chim bồ câu cũng gặp một số ...