Vì thế, Cục Thú y TPHCM dự báo, thời gian tới, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan là rất cao đối với virus H5N1, H5N6, và một số chủng virus có thể lây từ gia cầm sang người như H7N9. Trên địa bàn TPHCM, việc phát sinh bệnh cúm gia cầm là có khả năng xảy ra mà nguyên nhân là do tình trạng nuôi, kinh doanh gia cầm trái phép chưa được kiểm soát triệt để.
Đối với gia súc, bệnh lở mồm long móng, hay bệnh tai xanh trên heo vẫn có thể bùng phát, ảnh hưởng đến người chăn nuôi.
Tuy nhiên, trong năm 2015, thành phố phát hiện ba trường hợp dương tính với virus H5N1, đặc biệt, trước đó, trong năm 2013, phát hiện virus H5N1 trên hổ con bị chết ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Theo Chi cục Thú y TPHCM, những trường hợp phát hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong thời gian qua là do việc nuôi, thả gia súc, gia cầm tự do của người dân, điều mà Chi cục Thú y TPHCM lo ngại sẽ là những nơi xuất hiện dịch trên gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố trong những năm tới nếu chính quyền không kiểm soát tốt.
Liên quan đến vấn đề dịch cúm gia cầm, ngày 1- 6, trên fanpage của mình Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cũng vừa công bố đường link (đường dẫn) về Bài học kinh nghiệm – Tám năm hoạt động hỗ trợ kỹ thuật tăng cường ứng phó khẩn cấp với cúm gia cầm độc lực cao tại Việt Nam. Ấn phẩm dài 120 trang và kết hợp với Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng xuất bản.
Trong phần giới thiệu của mình, FAO khuyến khích việc sử dụng, tái xuất bản nội dung của sản phẩm thông tin này. Tài liệu này có thể được sao chép, tải về và in ra phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bạn đọc có thể vào đường link để tải tài liệu về (bản tiếng Việt).
Tác giả: Ngọc Hùng
Nguồn tin: Thời báo Kinh Tế sài Gòn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn